Hình tượng Cửu Thiên Huyền Nữ

Cổ đại kinh sách thường viết Cửu Thiên Huyền Nữ là một người phụ nữ đầu người mình chim. Có thuyết cho rằng đó là Huyền điểu (玄鳥).

Kinh Thi - Thương tụng có phần "Huyền điểu", ghi nhận: "Thiên mệnh huyền điểu, là để sanh ra nhà Thương, trạch ân thổ mang mang. Cổ đế mệnh Vũ Thang, chính vực bỉ tứ phương". Tuy nhiên, thuyết Huyền Điểu không được thuyết phục lắm vì không có nhiều liên hệ để chứng minh đây là Cửu Thiên Huyền Nữ, chỉ có từ Huyền, phụ nữ và thân chim. Ngoài ra, Thuyết văn nói: "màu đen còn gọi là huyền"[1], chứng tỏ Huyền Điểu đơn giản là con chim màu đen.

Chân chính sử thư kí tái, có lẽ là sớm nhất về sự tích Cửu Thiên Huyền Nữ là trong Dung Thành tập tiên lục (墉城集仙录) của Đỗ Quang Đình thời Ngũ Đại. Trong sách nói Cửu Thiên Huyền Nữ là một môn đồ của Tây Vương Mẫu và nhận mệnh giúp Hoàng Đế đánh Xi Vưu trong trận Trác Lộc.

Trong trận Trác Lộc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Trong lúc nguy cấp như thế, Cửu Thiên Huyền Nữ cưỡi một con phượng hoàng hiện ra dạy, Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lĩnh Xuy Vưu đem giết chết.

Sau đó, Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp Hoàng Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp cung phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc. Ngoài ra Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung.